Các chế tài xử lý vi phạm về thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải
Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ, các phương tiện vận tải gia tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân.
Qua khảo sát, số thu thuế chưa
tương xứng với quy mô và mức độ hoạt động của lĩnh vực kinh doanh vận tải trên
địa bàn, Số phương tiện kinh doanh vận tải kê khai, nộp thuế còn thấp so với
số phương tiện thực tế đang hoạt động trên địa bàn. Một số tổ chức, cá nhân, hộ
kinh doanh vận tải kê khai doanh thấp hơn so với doanh thu thực tế, tình trạng
nợ đọng thuế còn kéo dài.
Nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp
luật thuế cũng như hỗ trợ các tổ chức cá nhân chấp hành đúng pháp luật thuế
phòng tránh hành vi vi phạm về thuế, Cục thuế Nghệ An thông tin một số quy định
về chế tài xử lý vi phạm về thuế đối với hoạt kinh doanh vận tải cụ thể như
sau:
1. Đối với hành vi vi
phạm về đăng ký thuế: Nếu người nộp thuế đăng ký thuế quá thời hạn quy
định thì bị xử phạt từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo quy định tại Điều
10 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
2. Đối với hành vi vi
phạm nộp hồ sơ khai thuế: Quá thời hạn người nộp sẽ bị xử phạt từ 02
triệu đồng đến 25 triệu đồng theo quy định tại Điều 13 Nghị định số
125/2020/NĐ-CP. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh
vận tải không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ
khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trừ trường hợp
quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định số
125/2020/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ một đến ba lần số thuế trốn theo quy định tại
Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp
trốn thuế: Với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng
hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn
thuế, phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo Điều 200 Bộ Luật
hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ Luật
hình sự 2017).
- Ngoài ra, cơ quan Thuế sẽ phối
hợp với các Sở, ngành, UBND các cấp để rà soát và xử lý các đơn vị kinh doanh vận
tải chấp hành điều kiện kinh doanh vận tải và pháp luật thuế như:
+ Phối hợp với Sở kế hoạch
và Đầu tư thu hồi giấy đăng ký kinh doanh, phối hợp với Sở
Giao thông Vận tải thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô,
phù hiệu, biển hiệu đối với các trường hợp sau:
++ NNT không kinh doanh vận tải
trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng
kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;
++ NNT nợ thuế, đã áp dụng các
quyết định cưỡng chế nợ thuế; NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm
hành chính (theo khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019).
+ Phối hợp cơ quan Cảnh
sát giao thông để xử lý các trường hợp mua, cho, tặng, phân bổ, điều
chuyển, thừa kế phương tiện vận tải không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ; thực
hiện giám sát, kiểm tra, xử lý các phương tiện kinh doanh vận tải không kê khai
thuế; các phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách không
phép (không có phù hiệu), xe hợp đồng trá hình tham gia giao thông nếu
có vận chuyển hàng hóa, hành khách.
Cục Thuế tỉnh Nghệ An đề nghị các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có hoạt động kinh doanh vận tải nghiêm túc
chấp hành việc đăng ký kê khai và nộp thuế theo quy định pháp luật. Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân trực tiếp
liên hệ với cán bộ, công chức tại các Chi cục Thuế theo địa bàn phụ trách để được
hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể./.
Nguồn: nghean.gdt.gov.vn