image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
“Mở khóa” chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số không thể đảo ngược trong tiến trình công nghiệp 4.0 nhưng việc thực hiện chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam không hề dễ.

Để hiểu rõ vấn đề này từ góc độ quốc tế, DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Dennis Quennet, Giám đốc Cụm Dự án Phát triển Kinh tế bền vững của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam.

- Theo ông, đâu là những thách thức mà các DNNVV Việt Nam đang phải đối mặt trong chuyển đổi số?

 

Theo tôi, thứ nhất, doanh nghiệp chỉ hành động khi nhận ra có rủi ro sắp xảy ra. Chẳng hạn, trong ngành dệt may hay điện tử, trước áp lực từ Thỏa thuận Xanh của EU, các doanh nghiệp Việt Nam mới nhận thấy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu để duy trì năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, đó là vấn đề về tầm nhìn dài hạn. Khi làm việc với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi số, tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp cần một chiến lược chuyển đổi số dài hạn phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ. GIZ đang thúc đẩy họ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi với tầm nhìn dài hạn, qua đó giúp họ trở nên kiên cường hơn trước những biến động.

Thứ ba, đó là thách thức về nguồn lực, cả nhân lực và tài chính. Không nên đánh giá thấp vai trò con người trong thời đại số, bởi quan hệ người – người sẽ không đánh mất đi tầm quan trọng. Thậm chí, yếu tố này còn trở nên hệ trọng hơn khi các doanh nghiệp cần hoạt động nhiều hơn trong các mạng lưới (khởi nghiệp, SMEs hay các doanh nghiệp lớn).

Thứ tư, đó là thách thức về công nghệ số. Mặc dù thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp phần mềm số, nhưng các giải pháp này thường thiếu khả năng tùy biến để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp hoặc từng lĩnh vực.

Anh-tin-bai

Các chuyên gia và đối tác của GIZ đã thảo luận về “Định hình quá trình chuyển đổi kép ở ASEAN” tại Hội nghị thượng đỉnh AsiaBerlin

- GIZ đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Đâu là những lĩnh vực mà GIZ quan tâm?

Tại Việt Nam, chúng tôi đang tập trung vào lĩnh vực sản xuất, như dệt may hoặc chế biến nông sản. Đây là những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao và nằm trong số những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, ngành dệt may và nông nghiệp đều có tiềm năng cao cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, có thể tạo tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam do đặc thù sử dụng nhiều năng lượng và lao động.

Điều quan trọng là phải áp dụng những tiến bộ của Công nghiệp 4.0 để cải thiện vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhờ nền tảng vững chắc từ các thị trường xuất khẩu, Việt Nam có tiềm năng lớn để thúc đẩy các mô hình kinh doanh xanh và kỹ thuật số trong hai ngành chủ đạo này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét thêm lĩnh vực lâm nghiệp. Ngành gỗ có thể là nơi áp dụng rất nhiều ứng dụng kỹ thuật số, như việc xác định các loại gỗ có thể giúp tạo ra liên kết mạnh mẽ hơn giữa ngành gỗ Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một lĩnh vực khác liên quan đến phát triển xanh mà chúng tôi đang làm việc là chuyển đổi năng lượng. Theo đó, Việt Nam có thể tiết kiệm tài nguyên nhờ áp dụng các công nghệ kỹ thuật số vào phát triển các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

GIZ hiện đang ở giai đoạn đầu làm việc với các đối tác từ cả khu vực công và tư về sự kết hợp giữa số hóa và nền kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm liên quan cho các DNNVV Việt Nam.

- Các yêu cầu từ thị trường EU đang thay đổi trong bối cảnh thực thi Thỏa thuận Xanh châu Âu. Ông có lời khuyên nào cho các DNNVV Việt Nam trong việc tiếp cận và trụ vững ở thị trường này?

Nhìn chung, tôi thấy nhiều cơ hội hơn là thách thức đối với các DNNVV của Việt Nam trong việc thích ứng với chuỗi giá trị đang thay đổi và tận dụng các FTA như EVFTA cũng như tiếp cận thị trường EU và ASEAN.

Các yêu cầu từ thị trường EU đang thay đổi trong bối cảnh thực thi Thỏa thuận Xanh châu Âu. Trong đó, đáng chú ý là các tiêu chí về môi trường sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn để gia nhập và trụ lại thị trường.

Lời khuyên của tôi dành cho các DNNVV là: Hãy chuẩn bị cho thực tế rằng các khuôn khổ liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển đổi số sẽ tác động đến quan hệ thương mại.

Có một cách mà các DNNVV có thể làm là khám phá các mô hình kinh doanh số có thể tạo ra tác động thích ứng và giảm thiểu tiêu cực hoặc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Về vấn đề này, các doanh nghiệp nên tìm một vị trí thích hợp, phát triển các thế mạnh cạnh tranh, tham gia vào mạng lưới với các công ty khác và tìm liên minh trong nước và quốc tế.

Thực hiện thay đổi này có thể sẽ không dễ, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, các DNNVV có thể đạt được điều đó vì tính linh hoạt và tiềm năng đổi mới của họ. Dù vậy, họ cần đầu tư vào mô hình kinh doanh, công nghệ số và nguồn nhân lực để hội nhập vào chuỗi giá trị quốc tế và đóng góp vào tăng trưởng xanh.

- Trân trọng cám ơn ông!

TRƯỜNG ĐẶNG

Nguồn: diendandoanhnghiep.vn (16/02/2024, 02:00:00)