Song hành với chiến lược kinh doanh, hàng năm, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đều dành ngân sách đầu tư cho công nghệ như giải pháp nâng cao năng lực và giá trị.
Ông Phạm Quang Chiến - Phó Tổng Giám đốc
công ty CP công nghệ Citek nhấn mạnh như vậy khi đề cập đến vai trò của công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo trong tăng
trưởng của doanh nghiệp ở kỷ nguyên số. Qua làm việc với hơn 35% khách hàng
hiện nay là các doanh nghiệp đến từ
Nhật Bản, châu Âu, Mỹ…, lãnh đạo Citek đã học hỏi nhiều kinh nghiệm về lộ trình
ứng dụng công nghệ cũng như cách đưa công nghệ để tối ưu hoá vận hành, nâng cao
hiệu suất, tạo giá trị mới cho doanh nghiệp.
Ông Phạm
Quang Chiến - Phó Tổng Giám đốc công ty CP công nghệ Citek
Trong giai đoạn khó khăn từ sau dịch
COVID - 19 đến nay, thiếu đơn hàng và nguồn lực tài chính rõ ràng đang làm
doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó, nhiều doanh nghiệp
không cầm cự được đã rời bỏ thị trường. Ở thời điểm này, công nghệ được xem là
một trong những giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp thoát hiểm.
Sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI)
đã hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh,
cho phép các doanh nghiệp định hướng đúng và trúng khách hàng đích, thấu hiểu
khách hàng tốt hơn, phục vụ nhanh hơn. Doanh nghiệp nào ứng dụng công nghệ, ứng
dụng AI sớm có thể dễ dàng tìm kiếm giải pháp kinh doanh phù hợp, gia tăng
nguồn thu, nâng cao sức chống chịu và phát triển bền vững.
Xu hướng ứng dụng công nghệ diễn ra mạnh
mẽ hơn từ năm 2024 khi doanh nghiệp quan tâm đến các giải pháp tăng trưởng,
kinh doanh tiếp thị… cũng như tìm kiếm mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu.
Do đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đông,
như Italia chẳng hạn, ứng dụng công nghệ diễn ra mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và có những chuyển động
để thích ứng, song một số hạn chế về nguồn lực, nhân sự… đang cản trở hiệu quả
ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp đặc thù hiệu quả nhất để
chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo ông Phạm Quang Chiến, nên bắt
đầu bằng việc đánh giá hiện trạng, xác định phạm vi ứng dụng để từ đó có lộ
trình chuyển đổi phù hợp cũng như lựa chọn sử dụng sản phẩm, giải pháp trong
nước hay ngoài nước…
Chuyển
đổi số là lộ trình ứng dụng các giải pháp, ứng dụng phù hợp đáp ứng nhu
cầu, mục đích của doanh nghiệp
Kinh nghiệm thành công từ các doanh
nghiệp nước ngoài cho thấy có thể sử dụng nền tảng lõi, sau đó tích hợp và kết
nối các giải pháp, ứng dụng. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp như vậy không
phải là đập đi làm lại từ đầu hay bắt buộc phải sử dụng gói giải pháp tổng thể
của một nhà cung cấp mà là lộ trình ứng dụng các giải pháp, ứng dụng phù hợp
đáp ứng nhu cầu, mục đích của doanh nghiệp.
Với cách hiểu và cách làm như trên, hoạt
động và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp giải pháp cũng đang thay
đổi theo. Không chỉ là đơn vị bán hàng, tập trung bán cái mình có mà cần quan
tâm đến vấn đề khách hàng quan tâm. Phó Tổng giám đốc Citek cho biết: trước khi
thể hiện mình là nhà cung cấp cần trở thành đơn vị tư vấn bằng kiến thức chuyên
môn, năng lực hiểu biết và các mối quan hệ của mình đưa ra giá trị để khách
hàng hài lòng.
Từ hoạt động thực tế của mình, lãnh đạo
Citek nhấn mạnh: doanh nghiệp công nghệ số không thể đi một mình mà cần có sự
hợp tác, hợp lực với nhau để xây dựng hệ sinh thái công nghệ tích hợp, linh
hoạt hướng đến mục tiêu cuối cùng là cung cấp giải pháp để doanh nghiệp ứng
dụng theo lộ trình đạt hiệu quả nhanh.
HẠNH LÊ
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn (17/02/2024, 02:00:00)