Lý do khiến khách quốc tế chọn Việt Nam là điểm dừng chân không chỉ vì cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn bởi văn hóa độc đáo, ẩm thực phong phú và lòng hiếu khách của người dân.
Thông tin trên được Tổng cục Thống kê công bố mới đây.
Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường có lượng khách lớn nhất của Việt Nam
với gần 2,6 triệu lượt (chiếm 26%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 2,1 triệu
lượt (chiếm 21,4%). Hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đóng góp gần 1/2 tổng
số khách quốc tế đến Việt Nam.
Ở vị trí thứ 3 là Đài Loan (732.000 lượt), Mỹ ở vị trí
thứ 4 (478.000 lượt), Nhật Bản ở vị trí thứ 5 (380.000 lượt). Trong top 10 thị
trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Malaysia và Úc (281.000 lượt), Ấn Độ
(272.000 lượt), Campuchia (260.000 lượt), Thái Lan (248.000 lượt).
Mục tiêu đón 18 triệu khách quốc nằm trong
tầm tay
Từ những con số trên, ông Phạm Duy Nghĩa, CEO Vietfoot
Travel, Phó chủ tịch Hội lữ hành Hà Nội tin rằng, mục tiêu đón 18 triệu khách
quốc tế trong năm 2024 của Việt Nam đang nằm trong tầm tay, hoàn toàn có thể đạt
được.
Theo ông Nghĩa, từ đầu năm đến nay đang là giai đoạn
thấp điểm của đón khách quốc tế, tuy nhiên đã có gần 10 triệu lượt khách tìm tới.
Đây là con số khả quan, trong khi còn cả mùa cao điểm đang ở phía trước.
“Mùa cao điểm đón khách quốc tế tới du lịch Việt Nam sẽ
từ tháng 9 đến hết tháng 3 năm sau. Chúng ta còn cách mục tiêu khoảng 8 triệu
lượt khách, theo kinh nghiệm của tôi, đây là con số hoàn toàn có thể đạt được,
thậm chí là vượt qua”, ông Nghĩa nhận định.
Ngành du lịch tự tin đạt mục tiêu đón khách quốc tế sớm.
Điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế
Nói về những nét hấp dẫn của du lịch Viẹt Nam, một
trong những mong muốn hàng đầu của du khách quốc tế là khám phá các danh lam thắng
cảnh và di sản văn hóa. Việt Nam sở hữu nhiều di sản thế giới được UNESCO công
nhận như vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hội An, Mỹ Sơn, Cố đô Huế… Những địa
điểm này không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên, mà còn bởi giá trị lịch
sử và văn hóa sâu sắc.
Bên cạnh đó, ẩm thực Việt Nam cũng là một điểm nhấn
thu hút du khách quốc tế. Những món ăn như phở, bún chả, nem rán, các món hải sản
tươi sống tại các vùng biển… để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Ngoài ra, du khách quốc tế còn có nhu cầu tìm hiểu và
trải nghiệm cuộc sống địa phương. Họ thích thú với việc thăm các làng nghề truyền
thống, tham gia các lễ hội văn hóa và hòa mình vào đời sống thường nhật của người
dân. Đây là cơ hội để họ hiểu rõ hơn về phong tục tập quán, con người và văn
hóa Việt Nam.
Theo ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, mỗi thị trường cần
có cách tiếp cận khác nhau dựa trên những nghiên cứu khác nhau về nhu cầu, sở
thích khách hàng. Bên cạnh xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản
phẩm phù hợp, hướng đến từng đối tượng khách, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề quản
lý điểm đến.
Mặt khác, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch
Việt Nam (VITA) cho biết, du lịch phục hồi mạnh mẽ nhờ hiệu quả của chính sách
thị thực thuận lợi, cùng với các chương trình kích cầu xúc tiến du lịch đã tạo
cú hích mạnh giúp ngành du lịch tăng tốc trong cuộc đua hút khách quốc tế.
Du lịch phục hồi mạnh mẽ nhờ hiệu quả của chính sách
thị thực thuận lợi.
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc nới lỏng việc cấp
visa, để thu hút khách quốc tế còn bởi hoạt động ký kết trao đổi khách 2 chiều
giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác quốc tế.
“Sau đại dịch, những xu hướng du lịch mới đã nhanh
chóng được áp dụng để điều chỉnh theo những thay đổi trong hành vi của khách
hàng, việc hợp tác trao đổi khách du lịch cũng là hướng hợp tác nhằm tăng cường
kết nối các điểm đến trao đổi khách", ông Bình nhấn mạnh.
Theo kế hoạch, trong nửa cuối năm 2024, Cục Du lịch Quốc
gia Việt Nam đẩy mạnh triển khai các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở
nước ngoài, cùng với mùa cao điểm du lịch quốc tế sẽ đến trong những tháng cuối
năm và hàng loạt hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở nhiều thị trường trọng
điểm.
Minh
Châu
Nguồn:
diendandoanhnghiep.vn