image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ứng phó với phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần chủ động từ xa

Để ứng phó với những rào cản từ các cuộc phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu, chuyên gia cho rằng doanh nghiệp cần chủ động phòng vệ từ sớm, từ xa…

Anh-tin-bai

Để ứng phó với những rào cản, thách thứ từ các cuộc phòng vệ từ thị trường xuất khẩu, giới chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động phòng vệ từ sớm, từ xa. Ảnh minh hoạ

Thông tin chia sẻ từ ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2024, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam gia tăng đáng kể với tổng cộng 28 vụ việc. Riêng Hoa Kỳ chiếm gần 50% tổng số vụ việc đã khởi xướng điều tra.

Các cuộc điều tra phòng vệ thương mại không chỉ gia tăng về số lượng mà còn trở nên phức tạp hơn khi nhiều quốc gia điều tra các nội dung mới chưa từng có tiền lệ. Như, điều tra kép cùng một sản phẩm; phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao đến kim ngạch xuất khẩu thấp.

Cùng với đó, trong năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động nhanh và khó lường, sẽ tạo dựng một bối cảnh mới cho phòng vệ thương mại toàn cầu. Do vậy, theo ông Tuấn, các quốc gia sẽ có xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng nhiều, cùng với đó, mức độ phức tạp và quy mô của các vụ việc cũng tăng lên. Và một số xu hướng điều tra có thể kể tới như: Các nước áp dụng các quy định pháp luật mới nhằm tăng mức thuế có thể áp dụng, thông qua việc sử dụng các quy định về nền kinh tế phi thị trường, tình hình thị trường đặc biệt; yêu cầu, đòi hỏi khắt khe hơn về thủ tục khi tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại..

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho biết, mặc dù đối diện với nhiều thách thức và các vụ việc phòng vệ thương mại, song trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác phòng vệ từ sớm, từ xa. Hiện tại, Cục phòng vệ thương mại đang theo dõi biến động của hơn 300 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có tần suất điều tra phòng vệ thương mại lớn. Cùng với việc tăng cường cảnh báo sớm, Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam.

“Nhờ đó, đã hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu xử lý và chấm dứt gần 50% số vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng và nhiều vụ việc trong năm 2024 đạt được kết quả tích cực”, ông Tuấn chia sẻ.

Chia sẻ với báo chí về những cảnh báo sớm trước nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam cho rằng, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm gần 20% kim ngạch xuất khẩu cả ngành, đặc biệt là mặt hàng tôm và cá tra.

Tuy nhiên trong hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam phải luôn đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường này. Song những cảnh báo sớm về nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhằm vượt qua các vụ kiện và đạt được kết quả tốt nhất.

“Thời gian tới, để tiếp tục duy trì hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, việc nâng cao năng lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của doanh nghiệp thuỷ sản cần phải đẩy mạnh”, ông Nam nói.

Anh-tin-bai

Doanh nghiệp cần sử dụng nguyên liệu từ các nguồn không bị điều tra hoặc tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị áp thuế chống lẩn tránh trong tương lai. Ảnh minh hoạ

Thực tế, các biện pháp phòng vệ thương mại thường nhằm vào vấn đề gian lận xuất xứ, phá giá hoặc không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, lao động... Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu khắt khe bởi điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản pháp lý mà còn tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng và đối tác tại thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, hợp tác minh bạch với cơ quan điều tra là một chiến lược cần thiết.

Trao đổi về nội dung này, bà Nguyễn Yến Ngọc, Trưởng phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài (Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương) cho biết, nếu doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin, tham gia tích cực quá trình điều tra, mức thuế áp dụng sẽ thường thấp hơn đáng kể so các đối thủ cạnh tranh. “Điều này không chỉ giúp giảm tổn thất mà còn tạo lợi thế so sánh. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, nhằm mở rộng cơ hội kinh doanh”, bà Ngọc chia sẻ.

Cùng quan điểm với bà Nguyễn Yến Ngọc, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, một số chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp cần sử dụng nguyên liệu từ các nguồn không bị điều tra hoặc tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị áp thuế chống lẩn tránh trong tương lai.

 

Gia Linh 

Nguồn: diendandoanhnghiep.vn