Trước những yêu cầu phát triển mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang tiếp tục phát huy vai trò, khẳng định vị thế, góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
7 tháng năm 2024, tổng số doanh nghiệp thành
lập mới và quay trở lại hoạt động lên gần 139,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 5,8%
so với cùng kỳ năm 2023. Nguồn: TCTK
Trong bối cảnh toàn
cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, bản lĩnh doanh nhân dân tộc ngày càng trở
nên quan trọng. Đó không chỉ là khả năng ứng phó với khó khăn, thử thách, mà
còn là tinh thần dám nghĩ dám làm, sáng tạo và đóng góp tích cực vào sự phát triển
bền vững của quốc gia. Đội ngũ doanh nhân thời đại mới đang đứng trước cơ hội
và thách thức chưa từng có, đòi hỏi họ phải không ngừng rèn luyện và phát huy
bản lĩnh để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua mọi biến động của thị trường.
Ngày nay, tốc độ
thay đổi của thị trường và công nghệ diễn ra nhanh chóng. Điều này đòi hỏi
doanh nhân phải có khả năng thích ứng cao, luôn đổi mới và sáng tạo. Bản lĩnh
doanh nhân dân tộc không chỉ thể hiện ở khả năng vượt qua những khủng hoảng, mà
còn ở việc họ chủ động đón đầu xu hướng, không ngừng sáng tạo để nắm bắt cơ hội
mới. Những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, như
VinFast với ô tô điện, hay FPT trong lĩnh vực chuyển đổi số, là minh chứng rõ
ràng cho tinh thần này.
Các doanh nghiệp dân
tộc được chờ đợi sẽ trở thành đầu tàu phát triển kinh tế của đất nước trong
giai đoạn 2030-2045, lớn mạnh để trở thành các tập đoàn kinh tế tầm vóc khu vực
và thế giới. Để làm được điều đó, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều doanh
nhân Việt Nam không ngừng mở rộng thị trường ra quốc tế. Đây là thước đo của
bản lĩnh doanh nhân thời đại mới, khi mà việc đưa thương hiệu Việt ra thế giới
không còn là giấc mơ xa vời mà đã trở thành mục tiêu thực tế. Nhưng, để đạt
được điều này, doanh nhân cần có sự kiên định, tầm nhìn chiến lược và khả năng
quản trị rủi ro vượt trội.
Tuy nhiên, sự phát
triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam thực tế vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ mới. Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt
động, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế; tính liên kết, hợp tác,
khả năng tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 còn yếu. Bên cạnh đó, việc khơi dậy, phát huy đạo đức, văn hóa kinh
doanh của doanh nhân Việt Nam cũng chưa được quan tâm tương xứng, chưa thật sự
trở thành nguồn lực phát triển bền vững cho đất nước.
Do đó, đội ngũ doanh
nhân Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp mới để xây dựng và phát huy
vai trò gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Cùng
với đó là những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về nâng cao năng lực, phẩm chất,
chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp, xây dựng
đội ngũ doanh nhân đủ tài, đủ tâm và đủ tầm để đáp ứng được những thay đổi và
bối cảnh thách thức ngày càng lớn của môi trường kinh doanh trong nước và quốc
tế.
Bên cạnh sự nỗ lực
từ cộng đồng doanh nghiệp, Đảng, Nhà nước cũng cần tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh theo
hướng bảo vệ, khuyến khích doanh nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, đổi mới
sáng tạo, đồng thời thường xuyên lắng nghe và giải quyết kịp thời tâm tư nguyện
vọng của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn trong hoạt
động sản xuất - kinh doanh. Từ đó, khơi dậy, khuyến khích, cổ vũ mạnh mẽ tinh
thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính trong xã hội.
Một thể chế nuôi
dưỡng, tạo điều kiện, ắt doanh nghiệp sẽ phát triển.
Nguyễn Chuẩn
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn