image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: Nhật ký Chiến dịch từ ngày 17/4 đến 23/4/1975

Các cứ điểm 105 và 206 có giá trị quan trọng đối với địch, do vậy địch cố giữ cứ điểm 105 và 206 để bảo vệ sân bay Mường Thanh và khống chế khu vực tương đối rộng nhằm ngăn chặn quân ta tiến công.

Anh-tin-bai

Ngày 17/4/1954, Tổng Quân ủy quyết định chỉ đạo Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 phải gấp rút chuẩn bị để đêm 18/4/1954 có thể đánh cứ điểm 105 và 206; đồng thời quyết định sử dụng Trung đoàn 88 thay Trung đoàn 165 tiêu diệt vị trí 105, Trung đoàn 36 phụ trách dương công 206, chặn viện phía tây, Đại đoàn 312 chặn viện phía đông, tạo điều kiện để khống chế không phận địch và thắt chặt thêm vòng vây sân bay Mường Thanh.

Cùng ngày, Tổng Quân ủy có thư gửi các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312; đề nghị chỉ huy hai đại đoàn quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ hiểu nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm 105 vô cùng quan trọng và việc thay đổi này nhằm hoàn thành triệt để nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm 105.

Ở phía Tây, Trung đoàn 36 xây dựng trận địa vây ép đánh lấn cứ điểm 206 (Huguette 1), Trung đoàn 88 đào giao thông hào cắt ngang sân bay Mường Thanh, bắt liên lạc với Trung đoàn 141 đang tiến vào sân bay từ phía đông.

Đến đêm 17/4/1954, ba mũi chiến hào của Trung đoàn 36 đã vây bọc kín cứ điểm 206, Trung đoàn 88 đưa đường hào vào sát sân bay Mường Thanh, các đường hào của ta đã lách vào bên trong các lớp rào bao quanh cứ điểm 105. Việc đào trận địa vây ép đã tạo điều kiện để bộ đội đánh lấn tiêu diệt cứ điểm địch.

Địch phải huy động tới hai tiểu đoàn, chiến đấu với ta nhiều giờ đồng hồ để mở đường tiếp tế đưa tới Huguette 6 sáu hòm đạn và vài thùng nước.

Trước tình hình đó, tướng Lăng-gơ-le (Langlais) tới gặp chỉ huy trưởng Đờ Cát-xtơ-ri (de Castries) báo cáo tình hình bi đát ở Huguette 6, sau khi nghe báo cáo, Đờ Cát-xtơ-ri thể hiện sự mệt mỏi vì cuộc chiến đấu triền miên, binh lính của ông ta đang bị tiêu hao, năng lực ngày càng kiệt cạn; đồng thời ra lệnh mở một hành lang an toàn cho lính trên đồn Huguette 6 rút về khu Trung tâm.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Các công tác chuẩn bị đã hoàn thành, nhiệm vụ tác chiến của đợt 2 được tiếp tục tiến hành; bộ đội ta tiếp tục đào hào vây lấn vào sát lô cốt địch, nhiều nơi chỉ cách lô cốt địch 15 đến 30 mét.

Từ các điểm cao đã chiếm được, hằng ngày bộ đội kiểm soát được hành động của địch. Ta sử dụng hỏa lực bắn thẳng (ĐKZ, badôka) bắn sập từng lô cốt. Trong khi đó, các tổ bắn tỉa diệt những tên ra sửa công sự, ra quan sát hoặc đi lại trong đồn. Hàng rào địch gồm nhiều lớp, có chỗ dày 50 đến 100 mét nhưng mỗi đêm ta cắt một ít hoặc dùng bộc phá phá một đoạn, đến ngày 18/4/1954, đồn ở phía bắc sân bay Mường Thanh không còn hàng rào nào.

Quân địch giữ đồn hoảng sợ tìm cách rút lui, quân ta chặn đánh tiêu diệt hơn 100 tên, bắt 30 tên. 8 giờ sáng cùng ngày, quân ta đã làm chủ đồn phía bắc (một cứ điểm quan trọng bảo vệ sân bay), trận địa ta tiến thêm được 700 mét về phía Mường Thanh.

 

Anh-tin-bai

 

Đêm 18/4/1954, Trung đoàn 165 tiến công dứt điểm cứ điểm 105. Khi địch điều xe tăng ra lấp chiến hào, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 bảo vệ chiến hào của ta buộc phải lùi ra xa, dùng súng bắn tỉa quân địch. Khi máy ngắm bị hỏng, chiến sĩ ĐKZ Trần Đình Hùng đã bình tĩnh ngắm mục tiêu qua nòng súng, lắp đạn bắn cháy một chiếc xe tăng. Chiến công của chiến sĩ Hùng đã kết thúc việc lấp đường hào, buộc quân địch phải rút lui.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt, bọn địch ở phía bắc sân bay bí mật rút lúc 3 giờ sáng, nhưng vì bộ đội ta đã đào hào cắt ngang sân bay, cho nên chúng bị bao vây không có nước uống, thiếu ăn. Theo lệnh của chỉ huy, đám lính rút lui bắn từng loạt đạn ngắn, ném từng chùm lựu đạn về phía quân ta rồi tháo chạy. Trong tổng số 120 binh sĩ chỉ còn lại khoảng 60 tên, máu me bùn đất đầy người vượt được cự ly 1.500 mét để chạy vào trú ẩn tại cứ điểm Huguette 2...

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Trước những diễn biến gay go, quyết liệt ở Điện Biên Phủ, ngày 19/4/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tiếp tục thấu triệt phương châm “đánh chắc, tiến chắc” để giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nghị quyết khẳng định: Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ quyết tâm đem toàn lực chi viện cho chiến dịch, góp phần xứng đáng cùng quân đội tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, từ cơ quan của Chính phủ đến các khu ủy, tỉnh ủy, ủy ban hành chính các cấp thuộc Việt Bắc, Tây Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 đã động viên nhân dân phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tình nguyện vào bộ đội, tự nguyện đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến (kể cả nhân dân ở những vùng còn bị tạm chiếm).

Hành động thiết thực và nguồn cổ vũ to lớn của hậu phương đã tiếp thêm sức mạnh cho bộ đội ngoài mặt trận càng tin tưởng, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ, ác liệt, hy sinh để đánh thắng quân thù, tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Điện Biên Phủ.

Sáng ngày 19/4/1954, ba mũi hào của Trung đoàn 36 đã đâm vào sát hàng rào của địch; súng ĐKZ của ta bắn sập dần những ụ súng ở tiền duyên, thỉnh thoảng lại một loạt súng cối nã vào vị trí địch.

Các đại đoàn tham gia chiến dịch thực hiện chỉ thị của Mặt trận đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị; cán bộ chiến sĩ đã tự phê bình và phê bình nghiêm khắc các biểu hiện hữu khuynh, tiêu cực. Qua đó nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, kiên quyết khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, đề cao trách nhiệm trước trận đánh lịch sử.

Về phía địch luôn luôn thấp thỏm tưởng là trận đánh đã bắt đầu; máy bay địch phải thả dù tiếp tế trực tiếp xuống cứ điểm, nhưng những tên lính không dám rời hầm ra lấy dù vì sợ đạn bắn tỉa, Huguette 1 kêu cứu với Mường Thanh.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 20/4/1954, các đại đoàn vừa tiến hành sinh hoạt chính trị, tự phê bình và phê bình sâu sắc, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch. Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch.

Vào lúc 9 giờ 40 phút sáng cùng ngày, sau khi dùng súng cối bắn phá trận địa phòng ngự trực tiếp tiếp xúc của Đại đội 19, Tiểu đoàn 16, Trung đoàn 141, địch cho một trung đội (khoảng 30 lính Âu Phi) đánh vào tuyến hào 1. Trung đội trưởng Dũng chỉ huy bộ đội đập tan đợt tiến công của địch.

Lợi dụng lúc ta tập trung lực lượng chiến đấu với trung đội lính Âu Phi và đạn pháo nổ nhiều, quân địch bí mật cho một đại đội dù (khoảng 80-90 tên) và hai xe tăng tiếp cận tuyến hào 1 đồng loạt nổ súng đánh vào trận địa của Đại đội 19. Chúng chiếm được trận địa cảnh giới và trận địa Trung đội 1.

Quân ta liên tục tổ chức phản kích, đến 16 giờ 40 phút cùng ngày mới khôi phục được trận địa.

Trận chiến đấu của Tiểu đoàn 16 diễn ra rất ác liệt, ta và địch giành đi giật lại ngã tư sân bay. Kết quả, Tiểu đoàn 16 diệt 63 tên địch, bắn hỏng hai xe quân sự, bắn bị thương hàng trăm tên khác, đẩy lùi các đợt tiến công của địch, kiên cường giữ vững trận địa phòng ngự ở ngã tư sân bay Điện Biên Phủ để các đơn vị bạn đào hào siết chặt vòng vây.

Về phía địch, chúng cho hai xe tải chở lính, dây thép gai và các loại mìn chống bộ binh ra tăng cường cho lực lượng đang phòng ngự ở ngã tư sân bay. Bigeard kiểm đếm lực lượng còn lại tổng cộng 2.100 tên. Lực lượng phản công của địch phải lấy từ các đơn vị không bị tấn công.

Cùng ngày, Navarre gửi về Pháp báo cáo tình hình quân sự ở Đông Dương. Theo ông ta, cuộc tổng phản công của quân ta đã diễn ra sớm hơn dự kiến của ông ta tám tháng. Navarre đề nghị Chính phủ Pháp ngừng bắn trước khi thương lượng, hoặc thương lượng mà không ngừng bắn; trong lúc đó thì chuẩn bị một quân đoàn tác chiến mới của người Pháp có trang bị của Mỹ, để tiến hành một cuộc chiến tranh mới bằng những phương tiện khổng lồ.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 21/4/1954, quân ta đào hào giao thông tới sát cứ điểm 206, xây dựng xong trận địa tiến công và hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu.

Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 tiếp tục đào những mét hào cuối cùng chia cắt hoàn toàn sân bay địch. 9 giờ sáng cùng ngày, pháo binh địch từ Mường Thanh, điểm cao 204, súng cối ở điểm cao 206 và các loại hỏa lực bộ binh từ trục hào ngang bắn dữ dội vào trận địa phòng ngự của Tiểu đoàn 16. Sau 40 phút bắn phá, khoảng một trung đội lính Âu-Phi từ trung tâm tiến theo trục đường đánh vào các tuyến phòng ngự của ta. Ở tuyến 1, quân ta chờ địch đến gần mới đồng loạt nổ súng; địch bị đánh bất ngờ, một số chết, số còn lại tháo chạy về phía trung tâm. Pháo, súng cối của trung đoàn, sư đoàn bắn vào sân bay và khu vực địch tập trung ở ngã tư tiêu diệt một số địch, một lần nữa cuộc tiến công của địch bị đánh bại.

Sáng cùng ngày, địch tung Tiểu đoàn dù số 6 tiến công vào trận địa của Trung đoàn 88. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt suốt từ sáng đến chiều tối. Ba lần địch chiếm được các vị trí tiền duyên của ta nhưng đều bị bộ đội Tiểu đoàn 23, Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 đánh bật trở lại.

Rút kinh nghiệm trận đánh cứ điểm 106, Trung đoàn 36 chủ trương diệt cứ điểm 206 bằng cách bí mật đào hào lấn dũi, luồn qua các lớp hàng rào dây thép gai của địch, vừa đào hào vừa xây dựng trận địa cho hỏa lực và xung lực; đồng thời chủ động dùng hỏa lực phá hủy trước các ụ súng, lô cốt địch ở vòng ngoài. Cách đánh sáng tạo nêu trên được Trung đoàn gọi là chiến thuật vây lấn. Trung đoàn tổ chức một tuyến hỏa lực gồm có badôka, súng cối 82 ly và một số tay súng bắn tỉa chế áp địch trong đồn, tạo điều kiện cho bộ đội ta đào hào vây lấn.

Ở Điện Biên Phủ, tập đoàn cứ điểm của địch chỉ còn nối liền với bên ngoài bằng một cầu hàng không hoạt động một chiều, vì không còn giải tỏa được binh lính bị thương; địch suy sụp tinh thần, nhiều tên đào ngũ, xin về phía ta.

XEM CHI TIẾT>>>

--------------

Anh-tin-bai

Đêm 21 rạng sáng ngày 22/4/1954, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 nổ súng đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Nhờ có chiến hào lấn dũi vào gần, bộ đội ta nhanh chóng chiếm được trận địa tiền duyên của địch. Địch hoang mang, đối phó lúng túng. Tranh thủ thời cơ thuận lợi, Trung đoàn 36 ra lệnh bộ đội tiến công dứt điểm. Chỉ sau hai giờ chiến đấu, quân ta làm chủ hoàn toàn cứ điểm 206, diệt và bắt một đại đội lính lê dương.

Vào lúc 22 giờ đêm ngày 22/4/1954, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 tổ chức diệt cứ điểm 206 (Huguette 1). Theo đó, Trung đoàn 36 lệnh dùng những phân đội nhỏ đánh vào cứ điểm chiếm một số lô cốt đầu cầu. Số đạn lựu pháo dành yểm trợ cho đơn vị cũng giống như mọi đêm, 20 quả. Nhưng khi lựu pháo mới bắn tới phát thứ 13, thì xung kích đã yêu cầu ngừng ngay. Ba mũi tiến công cùng lúc từ lòng đất nhô lên, đặt bộc phá giật đổ ba lô cốt đầu cầu. Binh lính bán lữ đoàn 13 (BLE3) của địch kinh hoàng khi thấy những người lính đội mũ lá, cầm súng có lưỡi lê đã xuất hiện giữa đồn, chỉ còn cách giơ tay đầu hàng.

Không bỏ lỡ cơ hội quý giá, cả ba mũi đánh thốc vào khu sở chỉ huy. Chỉ trong vòng chưa đầy tiếng đồng hồ, bộ đội đã làm chủ hoàn toàn Huguette 1, bắt 177 lính lê dương; chiến công đó đã tạo thế vững chắc cho quân ta phát triển trận địa lấn sâu vào sân bay Mường Thanh.

Trung đoàn 36 được Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng Chiến dịch, gửi điện khen ngợi.

Nhằm tiêu diệt sức chiến đấu của đối phương, ngày 22/4/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch kêu gọi các chiến sĩ ở Điện Biên Phủ đẩy mạnh phong trào “săn Tây bắn tỉa”. Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã phát động cuộc thi đua bắn tỉa trên toàn mặt trận.

Từ khi ta phát động bắn tỉa địch vô cùng khốn đốn, lực lượng bị thương không được cứu chữa kịp thời đã nảy sinh tình trạng bất mãn, bỏ trốn khỏi hàng ngũ…

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

 

Anh-tin-bai

Sáng 23/4/1954, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 đưa Tiểu đoàn 428 vào thay phiên, Tiểu đoàn 16 về củng cố, tiếp tục chuẩn bị cho trận chiến đấu mới. Sau hai ngày chiến đấu, Trung đoàn 141 đánh lui nhiều đợt tiến công của địch; diệt 63 tên, làm bị thương 48 tên, bắt hai tên địch, góp phần cùng các đơn vị siết chặt vòng vây quân địch ở trung tâm Điện Biên Phủ.

 

 

7 giờ 30 phút sáng cùng ngày, vài tên lính lê dương của bán lữ đoàn 13 chạy thoát về tới Mường Thanh báo tin Huguette 1 đã thất thủ. Đờ Cát-xtơ-ri (De Castries) đưa ra ý kiến cần phản kích giành lại vị trí đã mất.

Lăng-gơ-le (Langlais) Langlais và Bi-gớt (Bigeard) đều không tán thành, cho rằng làm như vậy sẽ hy sinh nốt những lực lượng ứng chiến cuối cùng của tập đoàn cứ điểm, kể cả trong trường hợp phản kích thành công thì địch cũng không còn lực lượng để duy trì Huguette 1 trước những cuộc tiến công mới sẽ còn tiếp tục.

 

Anh-tin-bai

 

Bi-gớt được giao nhiệm vụ tổ chức cuộc phản kích, sử dụng các lực lượng dự bị còn lại khoảng gần 400 tên và dùng 12 máy bay tiêm kích - ném bom, bốn máy bay ném bom B.26 đánh phá hệ thống chiến hào trước cứ điểm Huguette 1 và một số mục tiêu.

Suốt từ trưa đến chiều ngày 23/4/1954, địch mở nhiều đợt phản kích lớn, huy động đơn vị cuối cùng là Tiểu đoàn dù lê dương thứ nhất, cùng với số quân còn lại của Tiểu đoàn dù số 6, là lực lượng thu gom của các cứ điểm bên trong.

Địch sử dụng hàng chục máy bay dội bom xuống trận địa ta nhiều đợt; toàn bộ hỏa lực của địch ở Hồng Cúm và Mường Thanh bắn dồn dập như đổ đạn về phía ta.

Suốt ba giờ, bộ đội Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 phối hợp chặt chẽ với pháo binh Mặt trận dũng cảm đánh bại cả bốn đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa. Cuối cùng, bằng một đợt phản kích dũng mãnh của hai Tiểu đoàn 23 và Tiểu 29 đã buộc địch rút chạy về Mường Thanh.

XEM CHI TIẾT>>>

BBT