image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ: Nhật ký Chiến dịch từ ngày 24/4 đến 30/4/1954

Sáng 24/4/1954, địch tung Tiểu đoàn dù lê dương số 2 cùng 5 xe tăng, có pháo binh, không quân yểm hộ mở đợt phản kích quyết liệt hòng đánh bật ta ra khỏi cứ điểm 206 và khu vực sân bay.

 Anh-tin-bai

Không quân địch đã trút xuống khu vực này 600 quả bom hòng hủy diệt lực lượng ta và yểm hộ cho bộ binh, xe tăng của chúng phản kích. Cuộc chiến đấu diễn ra giằng co giữa ta và địch rất ác liệt.

Khi địch đột nhập được vào trận địa của Đại đội 213, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị cho bộ đội tạm lùi về phía sau và yêu cầu lựu pháo 105mm bắn thẳng vào trận địa đối phương. Xác binh lính lê dương bị trúng đạn nằm ngổn ngang trong những đoạn hào sũng nước. Cuộc phản kích của địch bị bộ đội ta đẩy lùi. Các Đại đoàn 308, 312 đã thực hiện được việc đào hào cắt đôi đường băng. Sân bay trung tâm Mường Thanh đã hoàn toàn bị ta đánh chiếm.

Sau khi mất các cứ điểm 105, 206 và sân bay Mường Thanh, trận địa trung tâm của tập đoàn cứ điểm chỉ còn là một mảnh đất hẹp có diện tích khoảng 1 km2.

Trong ngày, địch tiến hành củng cố, tổ chức lại hệ thống phòng ngự tại các cứ điểm đang đóng giữ. Sau những đợt phản kích không thành công, trước sức ép của quân ta, địch rút khỏi cứ điểm Opéra; lực lượng trong cứ điểm hợp nhất với bộ phận đang đóng tại cứ điểm Huguette 2 (208).

Tại Paris, ngoại trưởng Mỹ Dulles đề nghị “giúp” Pháp 2 quả bom nguyên tử. Nhưng Ngoại trưởng Pháp Bidault không dám nhận, mà chỉ đề nghị Mỹ xúc tiến kế hoạch Vautour.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 25/4/1954, trong cơn hoảng loạn vì vỡ trận ở các mặt trận, quân Pháp cho máy bay ném bom vào trại tập trung Noong Nhai (thuộc xã Thanh Xương, huyện Điện Biên), giết hại 444 đồng bào các dân tộc thiểu số, hầu hết là phụ nữ và trẻ em; làm hàng trăm người khác bị thương.

Cùng ngày, Pháp được phía Mỹ thông báo “tạm gác thảo luận việc can thiệp quân sự vào Đông Dương để chờ kết quả của Hội nghị Giơnevơ sắp khai mạc”.

Anh-tin-bai

Trên chiến trường phối hợp: Đại đội 255 bộ đội địa phương tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) cùng du kích địa phương bám trụ, đánh trả quyết liệt hơn 1.000 quân địch, có 7 xe tăng hỗ trợ càn quét thôn Liệp Mai, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai. Bộ đội và du kích đã dũng cảm chiến đấu, đẩy lùi 5 đợt tiến công của địch, diệt 102 tên địch, buộc chúng phải rút quân.

Tại trung Lào, để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy khốn, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng ba tiểu đoàn lẻ và một tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Tà Khẹt. Trên đường rút quân, chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng quân giải phóng Lào chặn đánh từng chặng, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, góp phần giam chân nhiều binh đoàn cơ động tinh nhuệ của chúng tại trung Lào, phối hợp có hiệu quả với mặt trận Điện Biên Phủ.

Cùng ngày, tại chiến trường Campuchia, Đại đội 40 thuộc Tiểu đoàn 302 chủ lực Phân liên khu miền Đông tiến công tiêu diệt đồn An Sông (tỉnh Prây Viêng) do một trung đội Commăngđô đóng giữ.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 26/4/1954, tại Điện Biên Phủ, được Mỹ giúp sức, không quân Pháp đã tập trung hàng trăm máy bay các loại tăng cường đánh phá các trận địa và đường giao thông của ta.

Tại trận địa Pa Luông, Đại đội 829, thuộc Tiểu đoàn 394 (Trung đoàn pháo cao xạ 367) bắn rơi một máy bay B-26. Trong khi đó, tại trận địa Khe Chốt, Đại đội 817 thuộc Tiểu đoàn 383 (Trung đoàn pháo cao xạ 367) cũng bắn rơi một máy bay B-26, bắt 2 phi công.

Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5/1954, các đơn vị thuộc Trung đoàn pháo cao xạ 367 còn bắn rơi một số máy bay địch. Trung đoàn pháo cao xạ 367 là nòng cốt của lực lượng phòng không chiến dịch, trong toàn bộ chiến dịch đã bắn rơi 52 máy bay địch, gồm 9 kiểu loại và bắn bị thương 117 chiếc khác.

Tại chiến trường Campuchia, sau thắng lợi tiến công tiêu diệt địch ở đồn An Sông (tỉnh Prây Viêng), ngày 26/4/1954, Tiểu đoàn 302 chủ lực Phân liên khu miền Đông tiếp tục tiến công các đồn Păng-càn-nhây, Kốt Cho, Tà Nốc... gây cho địch một số thiệt hại, góp phần làm cho sự tan rã của địch trên chiến trường Campuchia diễn ra nhanh chóng.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 27/4/1954, trong Hội nghị chính trị tại mặt trận, lực lượng thông tin liên lạc được giao nhiệm vụ chuẩn bị hệ thống loa phóng thanh cho đợt tiến công mới bằng địch vận làm tan rã hàng ngũ địch. Ban Thông tin chiến dịch đã điều động cán bộ, nhân viên kỹ thuật đem lên mặt trận bộ máy và hệ thống loa phóng thanh đã từng phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (năm 1951) và Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt để làm công tác địch vận.

Cùng ngày, phong trào đoạt dù tiếp tế của địch tiếp tục diễn ra sôi nổi khắp các đơn vị tại Mặt trận Điện Biên Phủ và đã thu được một khối lượng lớn đạn dược, lương thực, thuốc men. Chỉ riêng Trung đoàn 5 tại Hồng Cúm, trong 15 ngày đã đoạt được của địch 120 tấn đạn dược và lương thực.

Phong trào “săn Tây bắn tỉa” cũng phát triển mạnh gây nhiều thiệt hại cho địch. Các loại súng lớn, nhỏ đều được bộ đội ta đưa vào tham gia bắn tỉa, làm cho tinh thần quân địch vô cùng căng thẳng, mệt mỏi. Chỉ riêng nửa cuối tháng 4, các chiến sĩ của Trung đoàn 57 đã diệt được 100 tên và làm bị thương 44 tên. Kỷ lục bắn tỉa thuộc về chiến sĩ Lục Văn Thông, trong một ngày diệt 30 tên địch.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 28/4/1954, sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị quân ta khống chế, địch chỉ còn cách thả dù. Trong ngày, bộ đội ta tiếp tục dùng lực lượng nhỏ vây ép đánh lấn địch dưới mặt đất, đồng thời tích cực bắn máy bay triệt nguồn tiếp viện của địch.

Trong thời gian này, lực lượng pháo cao xạ của Đại đoàn 351 cùng các đơn vị súng máy phòng không của các đại đoàn bộ binh tạo thành hệ thống lưới lửa khống chế Sân bay Mường Thanh và bầu trời Điện Biên Phủ trong tầm cao từ 3 kilômét trở xuống. Do vậy, máy bay địch phải thả dù ở độ cao trên 3 kilômét, cho nên 1/3 số dù đó đã rơi vào khu vực trận địa của ta.

Tình hình tiếp tế khó khăn đến nỗi Cônhi phải điện cho Nava báo cáo: “Kết quả thả dù tiếp viện cho Điện Biên Phủ ngày 28, đêm 28, ngày 29, đêm 29: Số không. Chỉ có Isabelle là nhận được 22 tấn”.

Theo điện báo cáo của Đờ Cát-xtơ-ri gửi Cônhi trước thời điểm quân ta mở đợt tiến công thứ ba thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ còn 275 viên đạn 155mm, 14 nghìn viên đạn 105mm, 5.000 viên đạn 120mmm và yêu cầu của Đờ Cát-xtơ-ri là tiếp tế khẩn cấp.

Anh-tin-bai

Cùng ngày, các đại đoàn chủ lực của ta triển khai kế hoạch và làm công tác chuẩn bị cho đợt tiến công đợt 3. Quân địch bắt đầu thực hiện kế hoạch tháo chạy (Kế hoạch Côngđo) nhưng bị thất bại.

Trên chiến trường phối hợp: Ngày 28/4/1954, quân ta đột nhập thị xã Nam Định tiêu diệt hoàn toàn một tiểu đoàn ngụy binh, bắt 20 cảnh binh ác ôn, 505 ngụy binh. Sáng hôm sau, quân ta lại chặn đánh quân tiếp viện của địch, diệt 100 tên; quân ta thu được 517 súng các loại, 105 hòm đạn, phá hủy 5 xe tăng, 21 xe các loại, một máy bay và 21 đại bác, đại liên của địch.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 29/4/1954, các Đại đoàn 304, 308, 312, 316, 351 và Trung đoàn 57 sau khi kiểm tra lại công tác chuẩn bị chiến đấu đã báo cáo lên Bộ Chỉ huy Mặt trận: tất cả đã sẵn sàng bước vào đợt tiến công thứ 3.

Cùng ngày, kết thúc Hội nghị bí thư đại đoàn ủy và các đồng chí phụ trách các tổng cục trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo bộ đội chiến đấu ở Mặt trận Điện Biên Phủ. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 27 đến 29/4/1954. Tại Hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy Chiến dịch giới thiệu Nghị quyết mới của Bộ Chính trị và trình bày Báo cáo của Đảng ủy Mặt trận: Kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, xây dựng tinh thần tích cực cách mạng, tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh bảo đảm toàn thắng cho chiến dịch”. Hội nghị thảo luận, phân tích kỹ những khó khăn, thuận lợi của ta và địch; từ Tổng Quân ủy đến các đồng chí phụ trách các tổng cục và bí thư đại đoàn ủy đã nghiêm khắc tiến hành kiểm điểm và chấn chỉnh tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, xác định quyết tâm và biện pháp lãnh đạo bộ đội kiên quyết chiến đấu, bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

Sau hội nghị, phần lớn cán bộ Cơ quan chính trị Chiến dịch chia nhau xuống giúp đỡ các đơn vị, triển khai đợt giáo dục cấp tốc cho toàn thể bộ đội, từ cấp ủy đến đảng viên, từ cán bộ đến chiến sĩ để mọi người nhận thức rõ tình hình, nâng cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

XEM CHI TIẾT>>>

---------------

Anh-tin-bai

Ngày 30/4/1954, Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo các đơn vị biết ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954.

Nhiệm vụ của các đơn vị trong đợt tiến công này là:

Đại đoàn 316: Tiêu diệt cứ điểm địch tại điểm cao C1 và giữ vững trận địa đó; đồng thời đánh lấn C2 để phối hợp với trận đánh C1. Nếu điều kiện thuận lợi thì phát triển tiêu diệt địch ở C2; chuẩn bị đầy đủ để đánh chiếm những lô cốt quan trọng của địch trong vị trí A1 và chiếm giữ những lô cốt đó.

Đại đoàn 312: Tiêu diệt địch ở cứ điểm 505, 505A; dùng hỏa lực và một đơn vị nhỏ phối hợp Đại đoàn 316 chặn viện trong lúc 316 tiêu diệt địch ở C1; chuẩn bị và tiêu diệt địch ở vị trí 204.

Đại đoàn 308: Tiếp tục chuẩn bị và tiêu diệt địch ở cứ điểm 311B; đồng thời đánh lấn vị trí 310.

Trung đoàn 57 và Đại đoàn 304: Kiềm chế pháo binh địch và đánh lấn vào khu vực C (Hồng Cúm), nếu có điều kiện thì tiêu diệt khu C, chuẩn bị một tiểu đoàn vận động sang hướng Thượng Lào, tác chiến khi có lệnh.

Đại đoàn 351: Ngoài nhiệm vụ thường xuyên, phối hợp với bộ binh trong các trận đánh điểm và đánh phản kích.

Cùng ngày, các đơn vị đã tổ chức sinh hoạt chính trị, nhiều cán bộ, chiến sĩ viết quyết tâm thư gửi lên cấp trên tỏ rõ ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, giành toàn thắng cho chiến dịch.

Anh-tin-bai

Trên chiến trường phối hợp: Tại Campuchia, Tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn bộ binh 101 (Đại đoàn 325) cùng các đội vũ trang công tác Việt Nam tại đông bắc Campuchia phối hợp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến công Vơn Xai (ở tỉnh Stung Treng). Trước nguy cơ bị tiêu diệt, địch huy động 1 đại đội thuộc Binh đoàn cơ động số 52 (GM52) đến tăng viện cho Vơn Xai. Tranh thủ địch chưa kịp củng cố công sự, Tiểu đoàn 436 đã tổ chức tập kích bất ngờ, tiêu diệt phần lớn lực lượng đại đội tăng viện; đồng thời sử dụng một trung đội xe bọc thép tiến công tiêu diệt địch ở Vơn Xai, làm chủ trận địa. Hoảng sợ trước sức tiến công của liên quân Việt Nam - Campuchia, địch ở Bò Khăm, Bò Kẹo, Lôm Phắt rút chạy. Cả một vùng rộng lớn ở đông bắc Campuchia, từ Vơn Xai đến biên giới phía bắc Tây Nguyên được giải phóng.

XEM CHI TIẾT>>>

BBT